Màu sắc của lá biểu hiện rất nhiều vấn đề về sức khỏe của hoa lan, khi thấy lá có hiện tượng màu vàng thì chứng tỏ lan đã chưa được chăm sóc hợp lý. Sau đây hãy cùng Lan Hồ Điệp Sài Gòn tìm hiểu nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá và làm gì khi lan hồ điệp bị vàng lá nhé.
1. Nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá
1.1. Lan hồ điệp bị vàng lá do tưới quá nhiều nước
Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên mà bất cứ ai mới trồng loại lan này sẽ gặp phải. Lá lan hồ điệp bị vàng và nhăn nheo, rễ mềm và ngả màu nâu. Đây là dấu hiệu của việc bạn đã tưới quá nhiều nước. Điều này nếu để lâu có thể dẫn đến thối rễ và làm chết rễ nhanh chóng.
Khi cây đã bị úng rễ khá nghiêm trọng thì tốt hơn hết nên thay chậu mới cho cây. Những lá lan hồ điệp đã bị vàng, thối hoặc mềm thì nên dùng dao, kéo đã được khử trùng để cắt bỏ hoàn toàn (nếu nặng) hoặc cắt lui vào phía trong chỗ thối tầm 2 phân.
1.2. Chất lượng nước tưới cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Chất lượng nước cũng sẽ ảnh hưởng đến lan hồ điệp. Nếu loại nước bạn tưới cho cây lan là nước cứng. Hoặc nếu nước máy được xử lý quá mức bằng clo. Khi dùng chúng tưới sẽ làm lan hồ điệp kém phát triển hoặc bị vàng đầu lá.
Hàm lượng canxi và magiê hòa tan quá mức trong nước cứng, có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác của cây lan hồ điệp. Dẫn đến thiếu hụt và các vấn đề về tăng trưởng của cây. Bao gồm cả bệnh vàng lá của cây lan hồ điệp do bị tưới nhiều nước này.
Clo, chloramines, fluoride và các kim loại nặng khác nhau thường có trong nước máy với nồng độ khác nhau. Nên trước khi tưới bằng nước máy bạn nên để 1-2 ngày trước khi tưới. Làm như vậy thì các chất không tốt sẽ lắng đọng lại hoặc bốc hơi và độ Ph ổn định, nhiệt độ nước và đất gần giống nhau rồi tưới, cây dễ tiếp nhận hơn.
1.3. Lan hồ điệp bị vàng lá do bón phân quá liều
Tương tự như tưới nước quá nhiều. Hầu hết mọi người có xu hướng bón phân quá mức cho cây lan hồ điệp của mình. Khi bạn vừa phun thuốc hoặc bón phân loại mới cho lan hồ điệp ở nhà. Một vài ngày sau lá lan bị vàng bất thường, vàng loang lổ trên lá, vàng cả lá rất non. Lúc này nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ tới có thể do mình bón quá nhiều phân. Hoặc sử dụng một loại phân thuốc mới cho cây lan hồ điệp nhà mình bị quá liều.
Các chất dinh dưỡng quá mức như canxi, mangan, kẽm, đồng hoặc phốt pho có thể ngăn chặn sự hấp thu sắt ở cây lan của bạn. Điều này thực sự sẽ gây ra các triệu chứng thiếu sắt làm lan hồ điệp bị vàng lá.
1.4. Lan hồ điệp bị vàng lá do sự thay đổi đột ngột trong môi trường sống
Bất kỳ thay đổi đột ngột về khí hậu hoặc vị trí vốn có của cây lan đều có thể làm cho cây bị sốc. Cũng vậy, cây lan của bạn có thể phản ứng bằng cách vàng rụng lá hoặc nở hoa. Hoặc trong trường hợp nhẹ hơn thì cây lan hồ điệp sẽ bị héo lá và vàng nhẹ. Điều này rất có thể xảy ra khi bạn mới mua 1 cây lan từ cửa hàng về. Hoặc khi bạn di chuyển một cây lan từ vị trí này sang vị trí khác trong vườn nhà.
1.5. Lan hồ điệp bị vàng lá do nhiễm nấm làm hư bộ rễ
Nếu bạn thấy lá cây lan hồ điệp bị vàng. Một trong những điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra bộ rễ. Rất có thể cây lan của bạn đang phát triển trong môi trường giá thể thoát nước kém. Hoặc 2-3 năm rồi bạn không thay giá thể khi mà rễ đã mọc quá nhiều. Đây là những điều kiện cho nấm bệnh phát triển khi bạn tưới nước mà không thoát nhanh được.
Lúc này giá thể tích nấm khuẩn nhiều lây cho rễ lan hồ điệp và làm chết rễ. Khi đó cây hồ điệp của bạn sẽ bị yếu do không hút được chất dinh dưỡng. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập làm lá lan hồ điệp bị bệnh vàng lá.
1.6. Bệnh thối nhũn đốm nâu cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Bệnh này do vi khuẩn sẽ gây ra những đốm màu vàng hoặc nâu không đều, ướt trên lá lan của bạn. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng và ẩm hoặc mưa nhiều. Những vết này nếu không chữa trị kịp thời sẽ lan nhanh khắp mặt lá và lan qua cả cây gây vàng lá lan và thối nhũn.
1.7. Lá lan hồ điệp bị già sẽ vàng và rụng tự nhiên
Khi bộ lá của lan hồ điệp đã già chuyển sang màu vàng và chết dần theo thời gian. Nguyên nhân này toàn bình thường và không có gì phải lo lắng.
Lá lan hồ điệp bị già sẽ vàng và rụng đi. Điều này thường xảy ra khi một cây lan phát triển lá mới đối với lan đơn thân. Đôi khi lá cũng bị vàng đi do sự phát triển của một cành hoa mới. Lúc này lan hồ điệp sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho lá mới mọc hoặc nuôi hoa. Vì vậy nếu cây cảm thấy rằng lá già không cần thiết nữa, nó sẽ bắt đầu quá trình rụng lá tự nhiên.
1.8. Nắng trực tiếp làm lan hồ điệp bị vàng lá, cháy lá
Nguyên nhân này thường xảy ra khi một số bạn trồng cây lan hồ điệp của mình ngoài trời. Trong tự nhiên, hoa lan thường mọc dưới ánh sáng mặt trời gián tiếp dưới tán rừng nhiệt đới. Kết quả là, chúng hiếm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp mạnh mẽ. Do đó, khi bạn chăm sóc cây lan hồ điệp của bạn ở nhà, bạn nên đảm bảo rằng cây của bạn nhận được nhiều ánh sáng. Nhưng hãy chắc chắn rằng đó là ánh sáng mặt trời gián tiếp, thay vì ánh nắng trực tiếp.
Quan sát hình bên trên bạn có thể thấy lá lan hồ điệp bị vàng hết do ánh nắng trực tiếp. Và cũng có một số dấu hiệu về các vết cháy sém vàng trên lá. Nếu bạn gặp trường hợp này thì nên chuyển cây đến một vị trí phù hợp hơn. Nơi nó được ăn nắng gián tiếp dưới mái che.
Đồng thời nên sử dụng lưới xanh hoặc đen làm mái cho giàn gian nhà mình. Đối với những khu vực nóng quá bạn có thể tăng cường thêm 1 lớp lưới nữa. Việc dùng lưới che giàn có tác dụng ngăn cản tia nắng chiếu trực tiếp lên lan và chậu lan. Điều này sẽ tránh gây cháy lá và rễ cho lan giúp cho lan hồ điệp không bị vàng cháy lá. Trong khi đó vẫn tạo điều kiện đủ ánh sáng cho cây quang hợp và phát triển. Ngoài ra lưới có độ thông thoáng, giúp không khí được điều hòa. Không giữ nhiệt lượng trong vườn lan của bạn
1.9. Nhiệt độ cao thường xuyên cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Trong tự nhiên lan sống dưới tán cây nơi nhiệt độ thường khá vừa phải. Điều này cung cấp khí hậu có nhiệt độ khá ổn định và độ ẩm cao cho nó. Nhiệt độ ở đây giảm nhẹ vào ban đêm rất thích hợp cho lan phát triển.
Trong điều kiện trồng lan hồ điệp ở vườn nhà, nhất là nhà phố, ban công sân thượng. Việc duy trì nền nhiệt độ thường xuyên lâu ngày trên 80°F (27°C). Làm giảm hiệu quả của các quá trình trao đổi chất thông thường của cây lan hồ điệp. Lâu ngày sẽ làm cây lan căng thẳng quá mức dẫn đến sốc nhiệt. Lúc này những chiếc lá lan hồ điệp sẽ bắt đầu bị chuyển sang màu vàng nhăn nheo. Nếu vấn đề không được khắc phục sớm, có thể lan sẽ vàng rụng lá và thậm chí là chết cây.
1.10. Lan hồ điệp bị vàng lá do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Hiện nay có nhiều người mua lan về trồng nhưng ít hoặc không bón phân cho nó. Trong khi môi trường trồng trong chậu chứa rất ít chất dinh dưỡng nhất định cho cây lan. Cuối cùng nguồn cung này sẽ cạn kiệt. Lúc này cây lan hồ điệp sẽ bắt đầu có dấu hiệu bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Cách phục hồi cây lan hồ điệp bị héo
Xem thêm: Cách trồng Lan Hồ Điệp đúng cách
2. Phải làm gì khi lan hồ điệp bị vàng lá
2.1. Tưới nước vừa phải cho lan hồ điệp
Lan hồ điệp là cây trồng cần có nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lượng nước tưới cho lan cần dựa vào nhiệt độ môi trường, độ ẩm cũng như điều kiện thời tiết để đảm bảo phù hợp nhất. Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước thường xuyên khoảng 1 đến 2 lần trong ngày cho lan hồ điệp. Ngược lại, vào mùa mưa bạn có thể hạn chế lượng nước tưới khoảng 1 tuần 1 lần.
Khi tưới, bạn cần bổ sung lượng nước phù hợp. Sử dụng bình xịt dạng phun sương để tưới vào các vị trí thân và rễ cây lan hồ điệp. Tránh không để nước bám trên bề mặt lá và cánh hoa sẽ dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Thời gian tưới nước nên được cố định vào từng thời điểm. Thông thường, thời gian thích hợp để tưới nước cho lan sẽ vào lúc 9 giờ sáng hoặc 16 giờ chiều mỗi ngày. Nước tưới cho lan cần đảm bảo sạch, có độ pH phù hợp. Hạn chế tối đa tưới nước máy có xử lý Clo cho lan hồ điệp.
2.2. Đảm bảo khu vực trồng lan có đủ ánh sáng, độ ẩm phù hợp
Lan hồ điệp là loại cây ưa sáng nhưng là ánh sáng gián tiếp. Nếu để lan tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời sẽ gây nên tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá. Bởi vậy, bạn cần treo giá thể lan hồ điệp tại vị trí thoáng mát, không tiếp xúc nhiều với ánh nắng.
Độ ẩm thích hợp cho lan hồ điệp phát triển khoảng 50% đến 80%. Độ ẩm không nên quá cao sẽ tạo môi trường cho nấm sinh sôi. Nhưng độ ẩm cũng không được quá thấp sẽ khiến cây không phát triển.
2.3. Bổ sung phân bón đầy đủ
Lan hồ điệp bị thừa hay thiếu dinh dưỡng cũng đều có những ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển. Khi thiếu dinh dưỡng, lá lan hồ điệp bị vàng. Khi thừa dinh dưỡng, lá sẽ trở nên xanh bóng phong phú hơn. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình ra hoa của lan hồ điệp.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lan hồ điệp, bạn cần tiến hành bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết. Để biết thêm thông tin về các loại phân bón phù hợp với lan hồ điệp.
2.4. Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời bệnh lý lan hồ điệp gặp phải
Để ngăn ngừa tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá bạn cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra chậu cây. Nếu thấy cây xuất hiện dấu hiệu của nấm hay vi khuẩn gây bệnh cần nhanh chóng xử lý.
Luôn đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật trồng lan hồ điệp để cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đúng kỳ.
2.5. Xử lý giá thể thường xuyên
Tùy thuộc vào từng giá thế mà tiến hành thay mới vào những giai đoạn khác nhau. Nếu bạn đang dùng giá thể than củi hoặc vỏ thông thì hãy chú ý hàng tuần tưới đẫm. Nhằm tránh tình trạng giá thể bị ngậm muối lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới rễ lan.
Trên đây, Lan Hồ Điệp chia sẻ thông tin những nguyên nhân dẫn tới lan hồ điệp bị vàng lá và cách phòng tránh. Quý khách hàng có những câu hỏi thắc mắc khác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
3. LAN HỒ ĐIỆP SÀI GÒN
Địa chỉ: 359C Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình
Điện thoại: 0898 780 980
Email: info@lanhodiepsaigon.vn
Website: lanhodiepsaigon.vn
Fanpage: Lan Hồ Điệp Sài Gòn