Cách phục hồi cây lan hồ điệp bị héo

Cách phục hồi cây lan hồ điệp bị héo

Cách phục hồi cây lan hồ điệp bị héo

Ngày đăng: 08/08/2024

Bạn chưa nắm được cách chăm sóc lan hồ điệp và bắt gặp trường hợp lan bị héo lá, thối rễ, héo nụ. Sau đây, Lan Hồ Điệp thông tin đến bạn cách phục hồi cây lan hồ điệp bị héo như sau:

1. Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ 

Hoa lan hồ điệp đặc biệt dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng lá. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là chiếc lá vàng xuất hiện khá phổ biến.

Nguyên nhân có thể do bạn vừa thay chậu. Hoặc bạn vừa di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một nơi mới, nó có thể không thích môi trường mới. Lan hồ điệp vàng lá do bị nấm: Di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một vị trí ẩm ẩm ướt hơn có thể tạo điều kiện sự phát triển nấm. Hoa lan hồ điệp đặc biệt dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng lá, loại nấm này có thể giết chết lan của bạn trong vòng một vài ngày.

 

Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ

 

Cách xử lý: Lan hồ điệp bị héo lá, thối rễ do sự phát triển của nấm gây ra, bạn cần ngay lập tức loại bỏ nó để tránh lây lan bệnh, và sau đó nhúng nó trong dung dịch thuốc trừ nấm để cố gắng giết chết thối trước khi cây lan của bạn không chịu nổi nó. Áp dụng một loại thuốc diệt nấm cho vườn hoa lan của bạn để ngăn chặn thối ngọn trong tương lai. Bạn cũng nên tưới cho lan của bạn vào buổi sáng sớm, cho họ thời gian để khô trước khi đêm xuống để ngăn chặn nấm.

Trường hợp lan hồ điệp bị héo lá, vàng lá do nhận quá nhiều ánh sáng, bạn hãy di chuyển phong lan bạn đến một nơi mát mẻ hơn. 

Còn nếu lan hồ điệp có biểu hiện héo rũ, thối nhũn vì úng nước. Trước hết cần lấy cây lan hồ điệp này ra khỏi chậu ngay lập tức. Bạn dùng nước rửa bát rửa cây cho sạch. Lấy dao hay kéo hơ lên bếp lửa để khử trùng hoặc dùng lưỡi dao cạo mới để cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa.

Tình trạng lan hồ điệp bị héo lá thường là do một số nguyên nhân sau: Do nhện cắn phá (Dấu hiệu: Các lá lan bị vàng và một số nụ hoa có màu vàng, héo dần và rụng). Do quá trình lão hóa bình thường (mà thường là một trong những lá ở rất dưới cùng), hoặc nếu có nhiều hơn một lá lan bị vàng do có quá nhiều ánh sáng hoặc quá ít phân. Trong những trường hợp này bạn có thể thử phân bón và giữ phong lan xa ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Các bước xử lý tình trạng lan hồ điệp héo lá, thối rễ tiếp theo như sau

B1. Bạn dùng bột quế, bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, diệt nấm rắc lên trên các vết cắt và rễ cây.

B2. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm và rợp mát. Khoảng 3 – 4 tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ.

B3. Khi rễ dài chừng 3 – 4cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình (Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng).

B4. Ngưng tưới nước 2-3 tuần và chỉ phun sương.

B5. Sau đó, mỗi tuần tưới cây lan 1 lần, tưới đi tưới lại cho thật sũng nước để nước ngấm vào trong lõi vỏ cây. Nếu là mùa hè nắng nóng, có thể tưới 2 lần /tuần, mùa đông 10 ngày tưới 1 lần. Lưu ý, chỉ bón phân khi cây lan hồ điệp đã hồi phục mạnh và ra rễ, mỗi lần chỉ bón 1 thìa cà phê phân, hòa với 4 lít nước, tuyệt đối không bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.

B6. Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3 năm thay 1 lần.

2. Cách xử lý khi lan hồ điệp bị héo nụ

Bệnh héo nụ xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của hoa lan hồ điệp, ngay từ khi hình thành nụ cho đến lúc hoa nở. Có khá nhiều nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị héo nụ, xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giá thể, phân bón, sâu bệnh,… Chi tiết các nguyên nhân và cách khắc phục có ở trong phần dưới đây.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Giới hạn nhiệt độ để lan hồ điệp sinh trưởng tốt là trong khoảng 15 – 27 độ C vì đây là giống hoa vùng cận ôn đới ưa mát mẻ. Trong thời kỳ nở hoa, cây ưa nhiệt độ thấp hơn khoảng 3 – 5 độ C.

Khoảng nhiệt thay đổi xuống quá thấp hoặc quá cao, cây không kịp thích nghi có thể khiến nụ bị rụng và hoa sớm tàn hoặc mắc bệnh đạo ôn. Việc nhiệt độ thay đổi có thể do môi trường tự nhiên như đón không khí lạnh, trời nóng đột ngột. Điều này cũng có thể do môi trường nhân tạo như cây gần lò hơi, cây đặt tại nơi nắng gắt, cây chạm vào vật nóng, môi trường mất độ thoáng mát.

Cách xử lý khi lan hồ điệp bị héo nụ

Để tránh trường hợp lan hồ điệp bị héo nụ do nhiệt độ thay đổi, bạn nên tạo một môi trường nuôi trồng riêng cho lan. Trong không gian này nhiệt độ và ánh sáng luôn ổn định. Ngoài ra không cho lá cây chạm vào vật thể khác. Nếu đặt chậu lan tại cửa sổ hoặc trước hiên nhà, hãy đảm bảo ánh sáng mặt trời khi lên cao không chiếu tới cây, đồng thời lá cây không chạm vào song cửa.

Thay chậu và giá thể mới

Nhiều trường hợp bạn cần thay chậu lan ngay lập tức như chậu bị vỡ, cây bị thối rễ, giá thể chứa nhiều muối, cây bị sâu bệnh tấn công. Việc thay chậu là một phần trong các bước để cứu cây.

Lan hồ điệp nhạy cảm khi thay chậu mới. Tỷ lệ này càng cao vào đầu chu kì nở hoa – khi cây cần độ ổn định cao. Bệnh cháy chồi, héo nụ héo lá, rụng hoa có thể xảy ra. Rễ cây sẽ phải thích nghi với môi trường mới, mất đi các chất dinh dưỡng từng thu nạp, có thể cần phát triển rễ mới.

Nếu phải thay chậu gấp, hãy ưu tiên vào thời kì lan chưa có nụ hoặc nụ rất nhỏ. Trường hợp cần cắt bỏ rễ để cứu cây, bạn nên cắt bỏ luôn cành hoa lan cho tới tận gốc rồi khử trùng. Cây cần phục hồi về bộ rễ trước rồi mới bắt đầu phát triển nên cần loại bỏ cành.

Tưới ít nước hoặc nhiều nước

Tưới quá nhiều nước khiến rễ lan hồ điệp bị úng, thối và hư hại, giảm khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Nụ hoa không đủ dinh dưỡng sẽ rụng.

Ngược lại, tưới ít nước khiến lan thiếu nước, sẽ hút ngược nước từ chồi, khiến chồi héo và rụng sớm. Ngoài ra cây còn có nguy cơ bị bệnh đạo ôn, rụng hoa sớm.

Lưu ý chỉ tưới lượng nước vừa đủ cho lan hồ điệp, tưới đến khi thấy mặt đất xốp mềm nhưng không tràn nước lên bề mặt. Thời điểm tưới lan là sáng sớm và chiều muộn. Chu kì tưới tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng của cây.

Độ ẩm môi trường thay đổi

Độ ẩm trung bình để lan hồ điệp phát triển bình thường là 70 – 80%. Độ ẩm cao là môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển và ngược lại, độ ẩm thấp khiến lan bị khô héo, cháy lá, rụng nụ. Cây phải hy sinh phần chồi non hoặc nụ để phát triển, đó là lý do cho hiện tượng lan hồ điệp bị héo nụ.

Hãy luôn chuẩn bị nhiệt kế ẩm trong môi trường trồng lan hồ điệp. Bổ sung máy tạo ẩm và quạt hút ẩm cho lan. Dưới các chậu lan có thể bố trí khay giữ ẩm vào các ngày khô để khi nước bốc hơi tạo thêm độ ẩm cho cây. Ngoài ra khi trời nắng gắt bạn có thể phun sương vào sáng sớm cho cây để tăng độ ẩm.

Bón phân quá nhiều cho lan

Bón phân nhiều khiến hàm lượng các chất quá cao trong giá thể, mất cân bằng dinh dưỡng gây tổn hại đến lan hồ điệp. Cây bị cưỡng bức về dinh dưỡng sẽ bị cháy lá mục cành, héo nụ,..

Việc bón phân trong từng giai đoạn của lan hồ điệp cần tuân thủ đúng về quy trình, hàm lượng, liều lượng, phương pháp và cường độ bón. Vấn đề này chúng tôi sẽ có một bài hướng dẫn chi tiết gửi tới các bạn.

Trên đây là những chia sẻ thông tin về cách xử lý 

Sâu bệnh phá hoại cây

Sâu bệnh, nấm mốc là tác nhân nguy hiểm tàn phá lan hồ điệp nhanh chóng. Các loài rệp, bọ ve, bọ trĩ,.. tấn công khiến cây yếu dần, rụng hoa và nụ sớm. Bạn cần cách ly cây bị sâu bệnh với các cây còn lại. Tiếp theo xác định loại côn trùng gây hại và tìm hướng diệt trừ phù hợp.

Khói và khí bụi xâm nhập

Vì lan hồ điệp rất nhạy cảm nên bất kì thay đổi nào từ môi trường đều ảnh hưởng đến cây, bao gồm cả khói bụi. Môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất và khói thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến lá, hoa và nụ lan. Nhiều loại khói chứa ethylene còn kích thích hoa nở sớm và nhanh, dẫn đến thời điểm hoa rụng sớm hơn dự kiến.

Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy tạo khu vực trồng riêng cho lan, hạn chế không khí bên ngoài xâm nhập thường xuyên. Để cây tránh xa khói thuốc, khói từ động cơ, khói đốt,… Ngoài ra cần tránh để cây gần loại quả chứa nhiều ethylene. Làm như vậy thì mới tránh lan hồ điệp bị héo nụ và nở hoa sớm.

Tổng thể môi trường bị thay đổi

Hoa lan hồ điệp rất nhạy cảm với môi trường. Chỉ cần di chuyển chậu cây đến vị trí mới cũng có thể khiến cây yếu đi, trong đó có hiện tượng lan hồ điệp bị héo nụ. Với những cây non chịu tác động nhiều hơn, cây bị sốc, bị cháy lá. Khi hoa nở là lúc cây khỏe mạnh nhất, việc di chuyển giữa các vị trí thuận tiện hơn nhiều.

Trong giai đoạn lan đang phát triển, bạn không nên di chuyển chậu quá nhiều hay di chuyển tới môi trường quá khác biệt. Ví dụ như không nên chuyển cây từ trong nhà khô ráo ra trời nắng gắt, mưa ẩm. Hãy chờ đến khi các nụ đã nở rồi mới di chuyển.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Lan Hồ Điệp về chủ đề cách phục hồi cây lan hồ điệp bị héo. Quý khách hàng có những thắc mắc trong vấn đề chăm sóc lan hồ điệp hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

3. LAN HỒ ĐIỆP SÀI GÒN

Địa chỉ: 359C Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình

Điện thoại: 0898 780 980

Email: info@lanhodiepsaigon.vn

Website: lanhodiepsaigon.vn

Fanpage: Lan Hồ Điệp Sài Gòn